Trong vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, máy sóng xung kích là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến. Việc điều trị bằng sóng xung kích giúp tác động sâu tới mô cơ, xương khớp và đem lại nhiều tác dụng tốt, giúp cải thiện tình trạng bệnh lý. Vậy cơ chế hoạt động của máy sóng xung kích là gì? Tác dụng như thế nào?
Cơ chế hoạt động của máy sóng xung kích
Sóng xung kích điều trị là dạng sóng âm (sóng cơ học) có áp lực biến đổi đột ngột, biên độ lớn và ngắt quãng. Đây là dạng sóng đơn với xung áp lực dương và phần sóng nhỏ được giãn ra với áp suất âm nhỏ hơn 10% so với áp suất đỉnh. Các dòng máy sóng xung kích được sản xuất với biên độ áp suất rộng, tạo sự thuận lợi giúp cơ thể hấp thu tốt nhất tác động của sóng trong khi điều trị.
Điều trị bằng sóng xung kích sẽ tác động lên các điểm đau hay khu vực mô, cơ xương khớp bị tổn thương. Hiệu quả của việc tác động từ máy sóng xung kích sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương, tái tạo mô xương, gân và cơ bắp. Nguồn năng lượng cao từ máy sóng xung kích cũng giúp tương tác với mô trong cơ thể, giảm đau và phục hồi khả năng vận động.
Các tác dụng khi điều trị bằng sóng xung kích
Sóng xung kích trong vật lý trị liệu có tác dụng hình thành mạch máu mới
Khi chỉ định điều trị bằng sóng xung kích, tác dụng không thể thiếu đó là hình thành mạch máu mới. Sóng xung kích khi tác động lên cơ và mô tạo ra một loạt các hiện tượng vật lý như áp lực cao, co rút và đàn hồi. Từ những tác động này, tác dụng đem đến là kích thích tuần hoàn, sản sinh các yếu tố tăng trưởng mạch máu và phân tách, hình thành mạch máu mới.
Mạch máu mới được hình thành cũng đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt như tăng cường dẫn truyền máu tới các mô, tái tạo mô và giảm viêm đau khi bị chấn thương xương hay gặp các vấn đề về cung cấp máu.
Sóng xung kích trong vật lý trị liệu kích thích sản xuất collagen
Collagen là protein đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết và tăng độ đàn hồi của da, mô, sụn, xương. Cơ thể tổn thương hay lão hóa sẽ khiến quá trình sản xuất collagen bị suy giảm dẫn tới nhiều tổn thương. Áp dụng sóng xung kích điều trị lên cơ và mô sẽ tạo tác động vật lý với áp lực và sự co rút cao. Tác động này kích thích tế bào sản sinh, tổng hợp và cải thiện chất lượng collagen.
Quá trình sản xuất collagen khi được cải thiện sẽ thúc đẩy cơ thể nhanh lành vết thương, tăng tái tạo và phục hồi mô. Tác dụng kích thích sản xuất collagen giúp sóng xung kích phù hợp điều trị cho vết thương, chấn thương về cơ xương hay trị liệu da liễu, thẩm mỹ.
Sóng xung kích có tác dụng hòa tan các nguyên bào sợi vôi hóa
Một trong những tác dụng khi điều trị bằng sóng xung kích đó là hòa tan ác nguyên bào sợi vôi hóa. Xơ vôi tích tụ từ muối canxi trong mô mềm gây co cứng và sưng đau. Sóng xung kích áp dụng sẽ tạo ra một tác động vật lý mạnh mẽ lên các nguyên bào sợi vôi hóa, gây ra các lực cơ học mạnh phá vỡ, hòa tan xơ vôi.
Quá trình hòa tan xơ vôi sẽ giúp cải thiện triệt để vấn đề liên quan đến vôi hóa trong cơ thể. Đồng thời hiệu quả đem lại cũng giúp giảm đau và co cứng cơ, tăng độ linh hoạt của cơ bắp.
Sóng xung kích có tác dụng đảo ngược của viêm mạn tính
Tác dụng nổi bật khi điều trị sóng xung kích đó là giúp đảo ngược các triệu chứng viêm mạn tính gây sưng đau, khó chịu. Xung kích ở tần số cao tác động tới vùng điều trị là các tế bào viêm, mạch máu và mô đem lại hiệu quả
- Giảm viêm và sưng đau: kích thích chuyển hóa sinh học, giảm viêm và sưng đau nhanh chóng
- Kích thích phục hồi: sóng xung kích tác động giúp kích thích tái tạo, phục hồi mô và làm lành tổn thương
Phân tán thuốc giảm đau “Chất P”
Khi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật điều trị bằng sóng xung kích cũng đem đến tác dụng giúp phân tán chất P – chất truyền tín hiệu đau trong cơ thể. Sóng xung kích điều trị với áp suất cùng cường độ cao sẽ tác động phân tán tới chất P và tăng hiệu quả giảm đau.
- Phân tán chất P: sóng xung kích phá vỡ, phân tán chất P trong cấu trúc mô mềm, giảm nồng độ và giảm truyền dẫn tín hiệu đau
- Giảm viêm đau: sóng xung kích giảm viêm, giảm sản xuất và giải phóng chất P, từ đó giảm đau và kích thích phục hồi
Giải phóng Điểm co cứng (release of trigger points)
Điều trị bằng sóng xung kích còn đem đến tác dụng giúp giải phóng các điểm co cứng (trigger points) trong cơ bắp và mô liên quan. Các điểm co cứng luôn ở trạng thái căng cứng, nhạy cảm và khi nhấn vào sẽ gây đau, khó chịu, hạn chế vận động. Sóng xung kích tạo ra áp suất và năng lượng cao, tác động vào điểm co cứng và các vùng xung quanh.
Hiệu quả khi tác động giúp phá vỡ mô liên kết, nới lỏng cấu trúc co cứng, căng thẳng; kích thích phục hồi mô, tăng cường tuần hoàn máu; giảm viêm đau và cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp
3. Phân loại sóng xung kích.
Sóng xung kích hiện nay được chia thành 3 loại. Trong đó, loại sóng xung kích hội tụ và phân kỳ là được sử dụng phổ biến hiện nay.
3.1. Sóng xung kích hội tụ.
Loại sóng này có thể tập trung năng lượng tại 1 điểm. Bằng cách sử dụng thiết bị để định vị vị trí cần điều trị, sau đó tập trung vào tiêu điểm và tiến hành điều trị. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong điều trị tán sỏi ngoài cơ thể và tán sỏi ngược dòng.
Sóng xung kích hội tụ được tạo thành bằng các phương pháp:
♦ Điện thủy lực (Electrohydraulic).
♦ Điện từ (Electromagnetic).
♦ Áp điện (Piezoelectric).
3.2. Sóng xung kích phân kỳ.
Đặc điểm của sóng xung kích phân kỳ là có dạng tỏa tròn. Nó co khả năng tác động thấp vào các mô ở phía bên ngoài không xuyên sâu được vào trong cơ thể. Chính vì vậy mà loại sóng này hiện nay đang được áp dụng rất nhiều trong vật lý trị liệu điều trị xương khớp rất hiệu quả.
Sóng xung kích phân kỳ được tạo bằng các phương pháp: Điện thủy lực hoặc Điện từ
3.3. Sóng xung kích xuyên tâm.
Máy sóng xung kích hiện nay chủ yếu dựa trên nguyên lý khí nén.Trong đó viên đạn được gia tốc bằng áp lực khí nén (5-10m/s), chuyển động tới đập vào đầu phát làm viên đạn dừng đột ngột, Động năng của viên đạn truyền cho đầu phát, động năng này sẽ truyền vào mô cơ thể theo dạng sóng xung kích phân kỳ.
Các tế bào, mô trong cơ thể tại vùng chịu tác động kích thích của sóng xung kích tạo các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, hấp thụ, truyền qua giống với các tác động cơ học khác. Năng lượng sóng xung kích được hấp thụ trong mô sẽ gây nên các phản ứng sinh học. Tùy thuộc vào các loại mô khác nhau mà đáp ứng sinh học có khác nhau, do đó, hiệu quả điều trị khác nhau.