Khi nào cần khám và điều trị xương khớp cột sống, khi mức độ đau nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh lý cột sống phải được điều trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Như vậy, khi nào phải đi khám xương khớp cột sống, có dấu hiệu nào để nhận biết không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp chính xác!
1. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của cột sống
Cột sống (xương sống) là một chuỗi xương bao gồm 32 – 34 đốt sống, được xếp chồng và kết nối với nhau bằng hệ thống dây chằng và cơ.
Cột sống cũng được xem là “trụ cột”, giữ vai trò nâng đỡ toàn bộ trong lượng cơ thể, giúp khả năng vận động trở nên linh hoạt, đồng thời bảo vệ tủy sống, ổ bụng, cũng như cơ quan nội tạng bên trong. Mặc dù vậy, cột sống dễ bị tổn thương từ tác động của nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, dẫn đến sai lệch về cấu trúc và từ đó, hình thành bệnh lý cột sống.
Theo thống kê, các bệnh xương khớp cột sống không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà có xu hướng trẻ hóa nhiều hơn. Người trẻ với chế độ ăn uống kém lành mạnh, cùng với lối sống ít vận động, lạm dụng chất kích thích hay thừa cân – béo phì đều có nguy cơ gặp phải bệnh cột sống. Trong đó, phổ biến nhất là các bệnh lý sau:
Thoái hóa cột sống: Theo Hội xương khớp Việt Nam, ước tính 32% bệnh nhân từ 60 tuổi đang mắc phải thoái hóa cột sống, đồng thời tỷ lệ người mắc bệnh ở tuổi 35 đang tăng lên nhanh chóng. Bệnh này xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do thói quen vận động – sinh hoạt sai tư thế, khiến cấu trúc cột sống bị thương tổn, từ đó gây ra cơn đau khó chịu và đôi khi, dẫn đến gù hoặc vẹo cột sống.
Thoát vị đĩa đệm: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến nhất của bệnh lý về cột sống, trong đó tỷ lệ người trưởng thành gặp phải là 30%. Bệnh này gây ra biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn bàng quang, bại liệt hoặc tàn phế nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
Viêm cứng khớp cột sống: Đây là tình trạng viêm khớp ở cột sống với biểu hiện là đau lưng kinh niên, xuất hiện thường xuyên vào ban đêm khiến người bệnh không thể ngủ ngon. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 15 đến 30 và xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Đặc biệt, viêm cứng khớp cột sống còn có khả năng di truyền giữa người thân trong gia đình.
Viêm dây chằng, gân kết nối các đốt sống: Đây là tình trạng dây chằng và gân bị đau, sưng lên do chấn thương thể thao hoặc vận động quá sức. Bệnh này đa phần xuất hiện ở người trên 40 tuổi nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang trở nên phổ biến do ảnh hưởng từ chế độ sinh hoạt, ăn uống không đúng cách.
Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa xảy ra phổ biến với tỷ lệ 40% ở mọi lứa tuổi. Bệnh này tạo ra cảm giác đau từ trung bình đến nặng ở lưng, mông, chân và đôi khi, dẫn đến tình trạng mất cảm giác hoặc cử động, cũng như gây ra tiểu tiện không tự chủ.
Vẹo cột sống: Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường, lệch sang bên trái hoặc bên phải của xương sống thẳng, từ đó làm cho cơ thể mất cân đối, ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình và dáng đi. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm 1 – 4% hiện nay, thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới và có tác động đến trẻ em từ 10 – 18 tuổi.
Hẹp ống sống: Hẹp ống sống là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi (do 60 tuổi trở lên) do lão hóa. Theo đó, càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng suy giảm tính đàn hồi, dẫn đến giảm chiều cao đĩa đệm, hình thành gai xương và khiến dây chằng dày hơn. Tất cả yếu tố này góp phần làm hẹp ống sống, gây ra cơn đau mãn tính hoặc nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị teo cơ, bại liệt.
Đau lưng cơ năng: Đau lưng cơ năng là bệnh cột sống thường gặp ở người làm việc quá sức, thường xuyên mang – vác đồ vật nặng ,cũng như có tư thế sinh hoạt không thích hợp trong thời gian dài. Ở giai đoạn đầu, bệnh này gây ra cơn đau khu trú ở vùng lưng. Sau đó, nếu nghiêm trọng có thể lan đến vùng cổ, vai, gáy, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Chấn thương cột sống: Các trường hợp bị ngã, nhất là ngã từ trên cao xuống hay gặp phải chấn thương trực tiếp đến cột sống thì đều có nguy cơ bị gãy cột sống, xẹp đốt sống hoặc tổn thương dây chằng.
2. Khi nào cần đi khám và điều trị xương khớp cột sống?
Ngày nay, nhiều người ngày càng chủ quan, thờ ơ với dấu hiệu của bệnh lý cột sống. Đa phần đều cho rằng cơn đau xảy ra chỉ là đau thông thường hoặc tuổi trẻ thì làm sao mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh xương khớp cột sống có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là khi trong cuộc sống hằng ngày, bạn không tuân theo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động đúng cách.
Vì thế, đừng bỏ qua triệu chứng bất thường trên cơ thể. Hãy chủ động đi khám để bác sĩ chẩn đoán, đưa ra giải pháp điều trị nhanh chóng. Nếu càng trì hoãn thì bệnh càng nặng hơn, để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống.
Một ví dụ điển hình là nhiều trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ, do không được chữa trị sớm đã dẫn đến hậu quả liệt hai chân, nặng hơn là xuất huyết não và đột quỵ. Hoặc, có trường hợp bị hẹp ống sống đã phải nhập viện vì người bệnh bị rối loạn cơ tròn, bí tiểu, liệt cơ sau thời gian dài không điều trị.
Như vậy, việc thăm khám là rất quan trọng, giúp bạn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, khám xương khớp định kỳ 1 – 2 lần/năm cũng là giải pháp phát hiện sớm bệnh lý cột sống. Từ đó, có kế hoạch chữa bệnh kịp thời, tăng tỷ lệ phục hồi sức khỏe, cũng như giảm thiểu chi phí điều trị.
Thông thường, mỗi bệnh lý cột sống có biểu hiện và mức độ nghiêm trọng khác nhau, nhưng nhìn chung, bạn nên đi khám với bác sĩ khi xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện cơn đau ở bất kỳ vị trí nào của cột sống.
- Sưng, khó chịu ở cột sống.
- Mức độ đau nhức ngày càng nặng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau nhức đi kèm cảm giác tê hoặc yếu tay, chân; đồng thời cơn đau dễ lan từ vùng lưng xuống chân.
- Người bệnh bị buồn nôn, mất ngủ và khó khăn trong việc sinh hoạt, vận động hằng ngày.