Thời tiết giao mùa sẽ hay thay đổi lạnh hoặc nóng khiến xương khớp thường xuyên đau nhức hơn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu các cách khắc phục và phòng ngừa đau nhức xương khớp trong bài viết dưới đây nhé!
1 Nguyên nhân đau xương khớp, đau cơ khi trời trở lạnh
Vấn đề đau nhức xương khớp thường gặp vào mùa lạnh là do cơ thể phải cố gắng bảo vệ các cơ quan quan trọng ở trung tâm như tim, phổi và bộ phận tiêu hóa bằng cách đưa máu nhiều hơn đến các cơ quan này để giữ nhiệt.
Chính vì vậy, lượng máu đến các chi có thể trở nên ít hơn. Lưu lượng máu giảm làm cho mạch máu ở các khớp co cứng lại và lạnh hơn, dẫn đến cảm giác đau nhức ở tay, chân, đầu gối, cổ tay hay các khớp ngón tay,...
Tuy nhiên, nếu bạn đã giữ ấm đầy đủ và hoàn toàn ấm áp mà vẫn thấy đau nhức xương khớp, bạn nên đi kiểm tra, thăm khám để được bác sĩ phát hiện nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
2 Các cách khắc phục đau xương khớp, đau cơ khi trời trở lạnh
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh đau xương khớp đã được sử dụng từ lâu đời. Biện pháp châm cứu có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức ở các khớp xương.
Chườm ấm, tắm nước ấm
Chườm ấm giúp làm tăng lưu lượng máu đến các cơ bị đau, làm dịu vùng bị đau do viêm khớp nhẹ. Bạn có thể dùng túi chườm ấm, một chiếc khăn mềm hoặc một chai nước nóng,... đều có thể giúp vùng bị đau cảm thấy dễ chịu hơn.
Tắm nước ấm cũng là một cách hữu hiệu giúp tăng tuần hoàn máu đến các chi, giúp ích cho việc giảm đau. Hơn nữa, tắm nước ấm vào mùa lạnh cũng khiến cơ thể, tâm trạng thoải mái hơn, tăng cường sức khoẻ.
Dùng cây lá lốt
Lá lốt không chỉ được dùng để làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn là một cây thuốc quý trong Đông y. Lá lốt có tính ấm, có công dụng ôn trung tán hàn, phơi khô, sắc uống có thể trị bệnh nhức mỏi xương khớp.
Còn theo y học hiện đại, tinh dầu lá lốt chứa beta-caryophylen và benzyl axetat là các chất chống viêm, sát trùng, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
Dùng cây ngải cứu
Cây ngải cứu có công dụng giảm đau nhức xương khớp nhờ vị đắng của lá ngải cứu - do chất absinthin có đặc tính chống viêm và thúc đẩy lưu thông máu, rất hữu ích cho việc chữa trị bệnh viêm khớp, thấp khớp.
Bạn có thể giã nát ngải cứu với giấm hoặc sao ngải cứu với gừng và muối, dùng chườm lên khớp xương đang đau có thể giúp khớp bớt đau hơn.
Dùng cây trinh nữ
Cây trinh nữ (cây xấu hổ) là một cây thuốc có dược tính cao và giàu các hợp chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau như: alkaloid, flavonoid, phenol, tannin, quinine, glycoside, saponin,... có thể được sử dụng trong điều trị đau lưng, viêm khớp.
Thân và rễ cây trinh nữ tẩm rượu, sao thơm, sắc uống hoặc nấu cao, dùng pha với rượu cũng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Một điều cần lưu ý là cây trinh nữ có tính hàn, không thể dùng cho phụ nữ có thai hay người tỳ vị hư hàn.
Dùng nha đam
Ngoài công dụng thường thấy như làm đẹp da, dùng cây nha đam (lô hội) đắp lên các khớp bị đau cũng là một cách để làm dịu cơn sưng đau của người bệnh.
Nha đam rất giàu chất chống oxy hóa như: vitamin C, vitamin E có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Khoáng chất canxi và magie trong nha đam cũng là những chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp.
Dùng củ nghệ
Củ nghệ đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm nhờ có hoạt chất curcumin. Tác dụng của curcumin thậm chí còn được đánh giá gần như tương đương với các thuốc giảm đau chống viêm nhưng lại ít tác dụng phụ, rất an toàn cho người sử dụng.
Uống 1 chút bột nghệ pha với nước ấm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn được bổ sung thêm curcumin, rất có ích trong việc giảm sưng đau các khớp xương.
Dùng thuốc không kê đơn
Nếu các phương pháp dân gian từ các vị thuốc tự nhiên không hiệu quả hoặc cơn đau khiến bạn quá khó chịu, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn chứa thành phần là Ibuprofen, Paracetamol.
Dùng máy điện xung trung tần Emwel
Cải thiện chức năng cơ bắp : Tuần hoàn máu tốt giúp cơ bắp nhận được nhiều oxy hơn, từ đó cải thiện sức mạnh, độ bền và khả năng hồi phục sau khi hoạt động thể chất.
Cải thiện cung cấp oxy và dưỡng chất : Khi tuần hoàn máu tốt hơn oxy và các chất dinh dưỡng được vận hành hiệu quả hơn đến tế bào và mô trong cơ thể, giúp chúng hoạt động tốt hơn và phục hồi nhanh chóng sau kinh tế sâu sắc.
Thúc đẩy quá trình phục hồi : Tăng cường tuần hoàn máu giúp vết thương và thâm thương mô phục hồi nhanh hơn, vì cơ thể có thể loại bỏ chất thải bã và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho quá trình lành lặn.
Giảm đau và viêm : Tuần hoàn máu tốt giúp giảm đau và viêm bằng cách loại bỏ các chất gây nguy hiểm ra khỏi khu vực bị tổn thương và cung cấp các yếu tố chữa lành lành.
Tăng cường hệ miễn dịch : Máu lưu thông tốt giúp cơ duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn, vì các tế bào bạch cầu và kháng thể có thể chuyển nhanh hơn đến các khu vực cần thiết.
Cải thiện sức khỏe tim mạch : Tuần hoàn máu tốt giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, ức chế và mạch vành.
Tăng cường năng lượng và giảm mệt mỏi : Khi các cơ quan trong cơ thể nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ có nhiều năng lượng hơn và ít cảm thấy mệt mỏi hơn.
Giúp da sáng và khỏe mạnh hơn : Tuần hoàn máu tốt giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho da, giúp da trở nên hồng hào, sáng khỏe và chậm quá trình lão hóa.
Nguồn Tổng Hợp