Dòng điện xung trong vật lý trị liệu

Dòng điện xung là dòng điện do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên. Điện xung vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu bằng xung điện có tần số khác nhau một chiều (nửa sóng) và xoay chiều (cả sóng).

Tác dụng của Dòng điện xung 

Dòng điện xung vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện về triệu chứng bệnh rất đa dạng:

–    Tăng tuần hoàn tại chỗ do kích thích trực tiếp các mạch máu và do co cơ
–    Giảm viêm, giảm đau, giảm phù nề, giải phóng chèn ép tại chỗ, tăng thải trừ chất chuyển hóa tại chỗ.
–    Tăng trương lực cơ và phục hồi sức cơ liệt
Phản ứng của cơ thể với dòng điện xung:
–    Cường độ ngưỡng: Là cường độ dòng điện xung đạt tới một giá trị nào đó làm cho tổ chức bắt đầu có đáp ứng
–    Ngưỡng cảm giác: Là cường độ dòng điện xung mà ở đó người bệnh bắt đầu có cảm giác có dòng điện như kiến bò, kim châm ..
–    Ngưỡng rung: Là cường độ dòng điện xung mà ở đó người bệnh bắt đầu có cảm giác cơ rung lên (do nhiều thớ cơ co)
–    Ngưỡng co cơ: Là cường độ dòng điện xung mà ở đó người bệnh bắt đầu co cơ, cảm giác cơ co như bóp chặt.
–    Ngưỡng đau: Là cường độ dòng điện xung mà ở đó người bệnh xuất hiện cảm giác đau
–    Vùng có hiệu lực điều trị: Là cường độ trên ngưỡng cảm giác, dưới ngưỡng đau
Dòng điện xung được chỉ định điều trị:
–    Các bệnh lý sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật
–    Bệnh khớp: Thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch …
–    Kích thích cơ trong các chứng bại liệt: Liệt nửa người, liệt hai chi dưới.
–    Kích thích cơ trơn trong các trường hợp đại tiểu tiện mất tự chủ
–    Kéo giãn cơ trong các trường hợp: Co ngắn cơ do do tăng trương lực, do kết dính tổ chức liên kết
–    Liệu pháp ion hóa: Điều trị sẹo, đau dây thần kinh, viêm gân, …

Các trường hợp chống chỉ định áp dụng Dòng điện xung

–    Sốt cao
–    Các khối u (kể cả u lành và u ác tính).
–    Lao xương, lao khớp
–    Mất cảm giác vùng điều trị
–    Vùng da bị sây sát, nhiễm khuẩn da có mủ hoặc có bệnh ngoài da.
–    Viêm tắc động mạch, tĩnh mạch
–    Đang chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu
–    Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh tâm thần
–    Người mang máy tạo nhịp tim
–    Cơ địa dị ứng với dòng điện

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Viết bình luận

Bài viết liên quan

Điều trị đau bằng điện xung vật lý trị liệu

I. DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU ĐỀU   1. Tác dụng. 1.1. Tác dụng lên cá...

Điện Xung Vật Lý Trị Liệu Là Gì Có tác dụng ra sao ở bệnh cơ xương khớp

Điện xung trong vật lý trị liệu là sử dụng dòng điện có tần số thấp và trung ...

Điện xung vật lý trị liệu là gì? Có tác dụng ra sao ở bệnh cơ xương khớp

Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau giúp người bệnh cải thiện tình...

Lợi ích điện xung trị liệu

Bên cạnh siêu âm trị liệu, tập hồi phục chức năng thì điện trị liệu ...

Điện xung vật lý trị liệu - Điều trị trượt đốt sống cổ

Trượt đốt sống là gì?Trượt đốt sống (lệch đốt sống thắt lưng) là tình trạng đ...

Điện xung vật lý trị liệu - Đau cổ vai gáy

ĐAU CỔ VAI GÁY là gì?Đau cổ vai gáy là một vấn đề sức khỏe phổ biến, xuất phá...

Điện xung vật lý trị liệu - Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Cùng với sự phát triển của phục hồi chức năng, kỹ thuật vật lý trị liệu đóng ...

Dòng điện xung trong vật lý trị liệu

Dòng điện xung là dòng điện do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên. Điện x...

Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Trang chủ Tài khoản Danh mục Tư vấn Giỏ hàng